Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn |
Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025,ủtịchQuốchộiTrầnThanhMẫnQuyếttâmđổimớimạnhmẽvìsựpháttriểncủađấtnướkết quả bóng đá italia serie a mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có cuộc trả lời phỏng vấn về công tác lập pháp của Quốc hội năm 2024 và những định hướng trong năm 2025.
Năm 2024 ghi dấu những đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp của Quốc hội, nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Chủ tịch Quốc hội có thể chia sẻ ý kiến đánh giá về vấn đề này?
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Năm 2024, với sự nỗ lực, quyết tâm cao đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tạo ra dấu ấn trong xây dựng luật pháp. Nổi bật là, các cơ quan đã tham mưu, phục vụ tổ chức thành công 6 kỳ họp Quốc hội, 33 phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, số lượng nhiều nhất trong một năm kể từ đầu nhiệm kỳ. Đặc biệt, kỳ họp thứ 7 và kỳ họp thứ 8 đều có số nhiệm vụ lập pháp rất lớn, các luật, nghị quyết được thông qua đã góp phần tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh.
Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5 (tháng 1/2024), Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ khóa XV. Luật có nhiều quy định mới như: bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài; việc tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp; về định giá đất…
Tiếp đó, việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15, cho phép điều chỉnh sớm hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 và điều khoản chuyển tiếp của các luật giúp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông và phát huy giá trị nguồn lực đất đai, phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tạo động lực phát triển đất nước
Các cơ quan đã tiếp thu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, có sự đổi mới sâu sắc về tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp; chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính.
Các luật ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, lược bỏ khỏi dự thảo luật những quy định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các bộ và cơ quan khác; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định. Đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định, luật chỉ quy định khung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, giao quyền chủ động, đảm bảo linh hoạt trong điều hành của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 18 luật và 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác. Nhiều dự thảo luật, dự thảo nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại một kỳ họp với nhiều quy định mới nhằm kịp thời tháo gỡ ngay những khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng, tạo cơ sở pháp lý cho những vấn đề mới, xu hướng mới để thực hiện thành công cuộc cách mạng về chuyển đổi số, bắt kịp xu thế của thời đại, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.
Quốc hội cũng thảo luận, thông qua nhiều cơ chế, chính sách để giải quyết kịp thời các vấn đề quốc kế dân sinh, hỗ trợ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định từng bước liên thông, thông tuyến trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế...
Đặc biệt, việc xây dựng và trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật trong lĩnh vực đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách... là ví dụ điển hình về đổi mới tư duy trong công tác xây dựng luật với tinh thần cải cách, theo phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm"; Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ giữ vai trò kiến tạo, hoàn thiện thể chế và kiểm tra, giám sát; bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, xóa bỏ cơ chế "xin - cho", lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể...
Xin Chủ tịch Quốc hội cho biết những trọng tâm công tác của Quốc hội trong năm 2025? Việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW sẽ được triển khai như thế nào để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội?
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Năm 2025 là năm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước. Các cấp ủy Đảng sẽ tiến hành tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031. Trong bối cảnh đó, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Trước hết , tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quyết sách tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các cấp, các ngành, các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đặc biệt là các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, quán triệt tinh thần đổi mới trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân. Đồng thời, chủ động phối hợp chuẩn bị nội dung, chương trình Kỳ họp thứ 9, thứ 10, Quốc hội khóa XV.
Thứ hai, thường xuyên quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, với tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm, đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật. Tiếp tục hoàn thiện thể chế phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xây dựng văn hóa tiết kiệm, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, xây dựng và triển khai kế hoạch tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; dự kiến cơ cấu, thành phần, nhân sự cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI; chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Thứ tư, tập trung cao độ để triển khai tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, hoàn thành các đề án, quy định, văn bản bảo đảm tiến độ trình Hội nghị Trung ương; quán triệt nghiêm yêu cầu cấp bách về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới. Gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức. Đây là thời điểm đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động, mỗi tổ chức cần có sự nhìn nhận, đánh giá giữa năng lực của bản thân và tổ chức với yêu cầu của nhiệm vụ trong bối cảnh mới để sắp xếp, bố trí nhân sự và tái cơ cấu tổ chức hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW của Quốc hội đã xây dựng kế hoạch, lộ trình, phân công cụ thể. Theo đó, sẽ tập trung sắp xếp, kiện toàn Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia.
Bên cạnh đó, tổ chức nghiên cứu, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Quốc hội nói riêng và của cả hệ thống chính trị nói chung để chủ động đề xuất trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đảm bảo chủ trương của Đảng được triển khai nhanh chóng và hiệu quả khi Trung ương thống nhất thông qua.
Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển là một trong ba đột phá chiến lược được xác định tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Quốc hội sẽ tiếp tục có những đổi mới gì để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được Đảng, nhân dân giao phó, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới?
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Để tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo thực hiện tốt một số công việc sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục theo dõi, triển khai các nhiệm vụ lập pháp theo Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 4/11/2021 và Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 ngày 22/1/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; tiến hành tổng kết việc thực hiện Đề án định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và xây dựng định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI. Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội tăng cường tính chủ động, bảo đảm chất lượng, tiến độ thẩm tra, chỉnh lý các dự án thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2025.
Thứ hai, nghiên cứu tổ chức Diễn đàn Pháp luật lần thứ nhất, tiếp tục đề xuất đổi mới công tác xây dựng pháp luật gắn với đổi mới tư duy và quy trình xây dựng pháp luật. Trong quá trình rà soát, đề xuất, hoàn thiện pháp luật cần vận hành thông suốt, đồng bộ 2 cơ chế: (i) "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ"; (ii) "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Phối hợp với Chính phủ thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng cơ chế, chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực.
Thứ ba, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác lập đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; khắc phục cơ bản tình trạng bổ sung quá gấp trước kỳ họp.
Nhân dịp năm mới 2025, Chủ tịch Quốc hội có thông điệp gì gửi tới cử tri, nhân dân cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài?
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Năm 2025 có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng có rất nhiều nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn thành. Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đoàn kết, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, tạo tiền đề cho công cuộc đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Tôi mong muốn nhân dân, cử tri cả nước cũng như đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết, đồng tâm, hiệp lực góp phần xây dựng và phát triển đất nước; tiếp tục đồng hành, đóng góp nhiều ý kiến quý báu để Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình.
Mùa Xuân mới đang về, với niềm tin và tự hào về đất nước trên đà đổi mới, tôi xin chúc đồng bào, cử tri cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Trân trọng cảm ơn Chủ tịch Quốc hội!